“ Lá lành đùm lá rách- Chia sẻ yêu thương- Tiếp sức đến trường”.
Nói về công tác dân vận, C. Mác đã từng căn dặn: làm dân vận là phải dùng phương pháp nêu gương và giúp đỡ. Trong dân vận việc nêu gương, biểu dương những mô hình hay từ thực tiễn có tác dụng cổ vũ động viên rất lớn.
Và Bác hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời đã chỉ ra “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”. Bác lưu ý “không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ”. Theo Người: “Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”. Đặc biệt, yêu cầu của Người đối với cán bộ làm công tác dân vận là “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”; dân vận “không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”, mà “phải thật thà nhúng tay vào việc”.
Thấm nhuần tư tưởng của Bác, những năm qua- Chi bộ trường THCS Ngô Thì Nhậm đã có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực và hiệu quả trong công tác dân vận tại đơn vị trường. Trong khuôn khổ bài viết của mình, tôi chỉ xin viết về một việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa hết sức nhân văn tại trường học của mình trong năm qua “ Lá lành đùm lá rách- Chia sẻ yêu thương- Tiếp sức đến trường”.
Truyền thống tốt đẹp bao đời của dân tộc ta thể hiện qua câu tục ngữ có từ ngàn xưa “Lá lành đùm lá rách”. "Lá lành" được tượng trưng bởi những chiếc lá xanh tươi, nguyên vẹn, biểu thị cho những người có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ và may mắn. Trái lại, "lá rách" là những chiếc lá đã bị xé rách, thậm chí trở nên xấu xí do sâu bọ hoặc thời tiết. Biểu tượng này đại diện cho những người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và kém may mắn hơn. Tuy nhiên, trên cành cây, những chiếc lá xanh tươi và lá rách vẫn cùng đan cài vào nhau, tương tự như cuộc sống con người, bên cạnh những người may mắn vẫn luôn có những người bất hạnh và kém may mắn hơn. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" gợi lên hình ảnh chiếc bánh chưng, bánh ú nơi những lá lành bao bọc bên ngoài và những lá rách bên trong. Từ đó, ta suy nghĩ đến con người, với những người giàu có và những người nghèo khổ. Những người giàu có cần phải giúp đỡ những người khó khăn, vì nếu không được giúp đỡ, họ sẽ không bao giờ có cơ hội cải thiện hoàn cảnh sống của mình. Thương người như thể thương thân là điều tất yếu. Điều này là truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại.
Trong cuộc sống, không ai sống một mình. Chúng ta cần quan tâm đến quan hệ gia đình, hàng xóm và xã hội. Dù giàu hay nghèo, chúng ta đều là con người. Chúng ta cần có thái độ sống và phương châm sống là đùm bọc và thương yêu lẫn nhau để tạo nên tình đoàn kết tương thân tương ái. Điều này là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Giúp đỡ mọi người cũng là giúp đỡ chính mình, vì chúng ta cần nhau và phải giúp đỡ nhau. Tuy nhiên, việc giúp đỡ phải dựa trên tình cảm từ trái tim của mỗi con người.
Phát huy truyền thống đó trường THCS Ngô Thì Nhậm dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan bí thư chi bộ Phạm Thanh Bửu đã truyền cảm hứng và năng lượng tích cực đến mọi thành viên trong nhà trường ai cũng thấy việc cần cho đi là hạnh phúc. Cụ thể:
Kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ trao hộc bổng cho học sinh nghèo vượt khó trong đêm văn nghệ 2024 với số tiền 60.000.0000 (sáu mươi triệu) cho 60 học sinh trong toàn trường.
Kế thừa những giá trị tốt đẹp của phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong những năm qua, mục tiêu của phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong giai đoạn hiện nay tập trung hướng dẫn các em tham gia phong trào với tinh thần chủ động, giúp các em hiểu và nhận thức đúng về ý nghĩa và giá trị của phong trào. Từ phong trào này, các em sẽ được nâng cao ý thức tiết kiệm, yêu quý lao động, bảo vệ môi trường, biết giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời vận dụng linh hoạt các phương thức, giải pháp cho phù hợp, tạo sự đồng thuận của gia đình, nhà trường và xã hội trong triển khai phong trào. Các em học sinh tự nguyện gom góp giấy nháp, báo cũ, chai nhựa hoặc các đồ dùng có thể tái chế để mang đến lớp cùng các bạn đóng góp. Những sản phẩm có thể tái chế được tập hợp và làm sạch để sử dụng làm nguyên liệu thực hiện các sản phẩm tái chế, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho học sinh. Hơn thế nữa, phong trào Kế hoạch nhỏ đã đóng góp nguồn lực để thực hiện các công trình măng non và các hoạt động an sinh xã hội. Mỗi em học sinh đóng góp vào phong trào Kế hoạch nhỏ cũng chính là đang chung tay hỗ trợ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Để phong trào “Kế hoạch nhỏ” được lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, tổ chức Đội các cấp đã và đang tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của phong trào đến các em thiếu nhi, gia đình và toàn xã hội để hiểu đúng và duy trì, phát triển phong trào lớn và ý nghĩa này trong công tác giáo dục. Phát huy tinh thần đó liên đội trường THCS Ngô Thì Nhậm đã quyên góp được 44.000.000 ( 44 triệu) trao cho 88 em trong dịp tết nguyên đán 2024. Các hình ảnh trong buổi trao quà đầy ý nghĩa nhân văn:
Dân tộc Việt Nam luôn có tấm lòng vàng, bao bọc và cưu mang đồng bào, bất kể trong chiến tranh hay hòa bình, quá khứ hay hiện tại. Với những em học sinh không may mắn (khuyết tật) để hòa nhập cần sự sẻ chia của mọi người về vật chất cũng như tinh thần- với tinh thần đó tập thể sư phạm trường Ngô Thì Nhậm năm 2024 đã quyên góp được hơn 34 triệu trao cho 28 em không may mắn trong dịp tết và cuối năm học 2023-2024.
Với tinh thần không bỏ lại người phía sau, trong năm học 2023-2024 em Phạm Quỳnh Anh- lớp 7/5 bị bệnh hiểm nghèo mắc bệnh lao phổi kháng thuốc, em có ý định nghỉ học. Tập thể nhà trường, bạn bè đến động viên tinh thần và vật chất với số tiền quyên góp được hơn 72.000.000 (72 triệu đồng), đã giúp em vượt qua khó khăn yên tâm điều trị bệnh.
Phát huy phương pháp nêu gương và giúp đỡ, biểu dương những mô hình hay từ thực tiễn đã có tác dụng cổ vũ động viên rất lớn tại đơn vị trường học trong những năm qua. Tuy chỉ là những việc làm giản đơn nhưng mang lại những ý nghĩa thực tế rất lớn. Từ đó lan tỏa sức mạnh của tình yêu thương trong xã hội, sự đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Đặc biệt là với các em học sinh- là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, đã nhận thức được vai trò của tình yêu thương, biết lắng nghe, quan tâm và đồng cảm với những người xung quanh – để sau này các em trở thành những công dân tốt, sống có ích trong xã hội!
TTCM ---Nguyễn Thị Trang Nhung---