Website trường THCS Ngô Thì Nhậmhttps://thcsngothinham.edu.vn/uploads/banner1_1.jpg
Thứ bảy - 21/12/2024 21:52
Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thực hiện số: /KH-TTHCSNTN kế hoạch công tác tháng 12 năm 2024 của trường THCS Ngô Thì Nhậm; Thực hiện Công văn số 1300/PGDĐT-THCS ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Phòng GDĐT quận Liên Chiểu về việc hướng dẫn tổ chức dạy học nội dung giáo dục của địa phương lớp 6, 7, 8, 9 năm học 2024-2025; Hành trình tìm về địa chỉ đỏ nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Sáng ngày 21 tháng 12 năm 2024 trường THCS Ngô Thì Nhậm tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại khu căn cứ lõm B1 Hồng Phước. Nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc, truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, thành kính tri ân các anh hùng liệt sĩ vì nền độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc và biết ơn đối với sự hy sinh oanh liệt của các thế hệ cha anh đi trước. Tại buổi tham quan trải nghiệm di tích căn cứ lõm B1 Hồng Phước: Có giáo viên tổ Sử - Địa – GDCD cùng 34 em học sinh trường THCS Ngô Thì Nhậm. Mở đầu chương trình giáo viên và các em học sinh thực hiện lễ dâng hương trong không kí long trọng, nghiêm trang để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu, tuổi trẻ của mình vì độc lập của dân tộc.
Sau chương trình dâng hương các học sinh được tham quan di tích và nghe chú Phạm Thành giới thiệu về hành trình địa chỉ đỏ.
Đèn dầu đứng gác
Bức tượng đồng Mẹ Dĩ và chiếc đèn "huyền thoại" của Mẹ liên tục thắp sáng mỗi đêm để canh báo cho bộ đội ta. Bằng chiếc đèn này, mỗi đêm nếu không có địch thì mẹ thắp đèn lên, bộ đội thấy đèn sáng thì về làng; ngược lại, nếu đèn nhà Mẹ không sáng có nghĩa là dịch đang bố ráp, truy lùng...
Sáng tạo độc đáo ở Hồng Phước là hầm bí mật 2 ngăn. Hầm được người dân công khai là để chống pháo, nhưng bên trên ngăn thứ nhất để nuôi giấu cán bộ, còn ngăn dưới với cửa vào thông thường mới là nơi dân ẩn nấp khi có pháo bắn vào làng. Địch hoàn toàn không nghi ngờ.
Từng ánh mắt quan sát của các em học sinh
Học sinh tham gia các hoạt động vui chơi tại căn cứ nhằm giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác, giúp đỡ lẫn nhau… Với sự dẫn dắt của cô Lê Thị Minh Ánh, Lê Thị Hồng các em tham gia phần thi tìm hiểu về kiến thức lịch sử tại di tích căn cứ lõm B1 Hồng Phước với 19 câu hỏi trả lời nhanh rất sôi nổi, hào hứng.
Các em chăm chú nghe câu hỏi để nhận quà
Học sinh hào hứng khi được nhận quà
Em Nguyễn Gia Tuệ học sinh lớp 9/1 viết cảm tưởng.
Em Nguyễn Thị Anh Thư học sinh lớp 9/7 viết cảm tưởng.
Em Trần Tuấn Đạt lớp 9/4 lưu vào sổ tay kiến thức khi tham quan, học tập.
Buổi tham quan, học tập tại di tích thực sự bổ ích và lí thú, một bài học thực tế không thể bài vở nào so sánh được. Qua hoạt động này giáo viên tổ Sử - Địa – GDCD cũng như các em học sinh trường THCS Ngô Thì Nhậm có thêm kiến thức lịch sử địa phương được công nhận cấp Thành phố. Từ đó giáo dục học sinh lòng biết ơn, biết trân trọng, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào dân tộc, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ môi trường. Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các hệ thống di tích lịch sử là một nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy cần có sự kết nối của trường học để các em cơ hội được đến tham quan, học tập tại di tích, địa chỉ đỏ mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Qua đó giúp các em yêu thích bộ môn lịch sử hơn. Tổng kết phát thưởng và chụp ảnh lưu niệm kết thúc buổi tham quan.
Các em xuất sắc nhất
Video hình ảnh hoạt động của các em tham quan, học tập tại căn cứ lõm B1 Hồng Phước